Tầm quan trọng Từ trường Trái Đất

Từ trường của Trái Đất có tác dụng ngăn cản hầu hết gió Mặt Trời, vì nó chứa các hạt tích điện khi thổi đến làm tước đi tầng ozone mà giúp bảo vệ Trái Đất khỏi bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời.[4] Một cơ chế tước là không khí bị bẫy trong các bong bóng từ, và bị thổi tách ra bởi gió Mặt Trời.[5] Các tính toán về sự mất mát của cacbon dioxide từ bầu khí quyển của sao Hỏa, kết quả từ tác động va chạm với các ion trong gió Mặt Trời, chỉ ra rằng sự tiêu tán của từ trường sao Hỏa đã làm mất gần hết bầu khí quyển của hành tinh này.[6][7]

Lĩnh vực nghiên cứu quá khứ của từ trường Trái Đất được biết đến là cổ địa từ.[8] Lịch sử phân cực của từ trường Trái Đất được ghi lại trong đá mácma núi lửa, và sự đảo ngược cực từ do đó có thể phát hiện được dựa trên các "vằn từ" tập trung vào các sống núi giữa đại dương nơi mà quá trình tách giãn đáy đại dương đang lan rộng, trong khi sự ổn định của cực địa từ giữa các lần đảo ngược cho phép các nhà phân tích cổ địa từ có thể biết được chuyển động của các lục địa trong quá khứ. Sự đảo ngược cũng là cơ sở cho nghiên cứu từ địa tầng (magnetostratigraphy), một cách để xác định tuổi của đá và trầm tích.[9] Trường từ cũng làm từ hóa lớp vỏ Trái Đất, và những dị thường từ có ứng dụng để tìm kiếm các quặng kim loại.[10]

Con người đã sử dụng la bàn để xác định phương hướng từ thế kỷ XI TCN và cho mục đích di chuyển từ thế kỷ XII.[11] Mặc dù độ từ thiên thay đổi theo thời gian, nhưng sự di chuyển này rất chậm chạp làm cho một la bàn đơn giản vẫn hữu ích trong việc điều hướng. Khả năng cảm nhận từ (magnetoreception) ở các sinh vật khác nhau, từ một số loại vi khuẩn đến chim bồ câu, giúp chúng sử dụng từ trường của Trái Đất để định hướng và điều hướng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Từ trường Trái Đất http://www.epm.geophys.ethz.ch/~cfinlay/publicatio... http://21stcenturysciencetech.com/translations/gau... http://blackandwhiteprogram.com/interview/dr-dan-l... http://archive.cosmosmagazine.com/news/solar-wind-... http://news.nationalgeographic.com/news/2004/09/09... http://news.nationalgeographic.com/news/2009/12/09... http://www.nature.com/nature/journal/v374/n6524/ab... http://www.nature.com/news/2005/050228/full/news05... http://www.nytimes.com/2004/07/13/science/13magn.h... http://www.sciencedaily.com/releases/2012/10/12101...